Thái thượng hoàng Đường_Duệ_Tông

Nắm giữ triều đình

Tháng 6 năm 712, tướng Đường là Đại đô đốc U châu Tôn Thuyên giao chiến với bộ tộc Hề Tù Lý ở Lãnh Kính. Sau đó, các tướng Lý Giai Lạc, Chu Dĩ Đễ cũng dẫn 20000 bộ binh và 8000 kị binh đánh các nước Hề và Khiết Đan. Chiến trận bất lợi, quân Đường bị đánh tan tác, quân đội tổn thất gần hết.

Tháng 8, trên bầu trời xuất hiện dị tượng, sao Tuệ Tinh ra hướng tây, kinh Hiên viên nhập vào Thái vi là điềm sắp thay đổi triều đại. Công chúa Thái Bình muốn hại thái tử, bèn sai bọn thuật giả báo việc này và nói thái tử sẽ lên ngôi hoàng đế, mục đích để cho Duệ Tông giết chết Long Cơ trừ hậu hoạn. Nhưng Thượng cho rằng nên nhân cơ hội này, truyền ngôi cho Long Cơ cũng có thể trừ được nạn. Công chúa Thái Bình cực lực phản đổi, nhưng không có kết quả. Sau đó ông triệu Long Cơ vào cung, ban chỉ dụ nhường ngôi. Long Cơ cố từ chối, nhưng sau cùng chấp nhận. Ngày Nhâm Thìn, ông chính thức xuống chiếu. Thái Bình công chúa lo sợ nếu Long Cơ nắm quyền sẽ bất lợi cho mình, nên khuyên Duệ Tông vẫn nên nắm giữ quyền lực lớn hơn hoàng đế. Duệ Tông bất đắc dĩ phải chấp nhận.

Ngày Canh Tí tháng 8 (8 tháng 9 năm 712), Duệ Tông chính thức nhường ngôi. Sau đó, Lý Long Cơ tức vị hoàng đế, tức là Đường Huyền Tông[26]. Duệ Tông trở thành Thái thượng hoàng, nhưng vẫn xử lý triều chính, năm ngày ra triều một lần. Tuy nhiên mâu thuẫn giữa công chúa Thái BìnhĐường Huyền Tông vẫn tiếp diễn. Trong bảy vị đại thần đầu triều thì năm người theo Thái Bình công chúa, do đó bà ta nắm được ưu thế, nhờ vào việc Thượng hoàng nắm quyền để tham gia can thiệp triều chính. Đại thần Lưu U Cầu tố cáo bè đảng của công chúa Thái Bình tố cáo bọn Đậu Hoài Trinh, Thôi Thực mưu đồ bất chính, cần trị tội. Thượng hoàng ra lệnh hạ ngục Lưu U Cầu vì tội vu cáo, Huyền Tông chỉ có cách thuận theo.

Đầu năm 713, Thượng hoàng khuyên Đường Huyền Tông đến tuần tra biên giới phía bắc, tuyển sĩ tốt ở các quận gia nhập quân đội. Tuy nhiên sau đó bọn sĩ tốt mới nhập ngũ bị giải tán, Huyền Tông cũng không đến phía bắc nữa.

Giao lại quyền lực và qua đời

Mùa hạ năm 713, Thái Bình công chúa cùng các tể tướng Đậu Hoài Trinh, Sầm Hi, Tiêu Chí Trung, Thôi Thực, Tiết Tắc, Thường Nguyên Giai, Lý Từ, Lý Khâm, Lý Du, Giả Ưng Phúc... âm mưu phế truất Đường Huyền Tông. Việc này bị Huyền Tông biết được, Huyền Tông không muốn làm kinh động Thượng hoàng, nên bí mật đến bắt bọn họ.

Ngày Giáp Tí tháng 6 ÂL năm 713 (29 tháng 7), Đường Huyền Tông cho giết hết tất cả các đại thần hợp mưu tác loạn của công chúa trong ngự lâm quân. Công chúa bỏ chạy đến trốn ở chùa Nam Sơn trong ba ngày. Thượng hoàng nghe có biến động, đến môn lâu để xem[23]. Huyền Tông đến yết kiến, báo việc cho Thượng hoàng.

Ngày Ất Sửu (30 tháng 7 năm 713), Thái Thượng hoàng ra lệnh giao lại quyền hành trong triều cho Huyền Tông, chuyển sang sống ở Bách Phúc điện. Sau đó, Thái Bình công chúa bị bắt được và bị Huyền Tông bắt tự tử. Thái thượng hoàng đành phải ra mặt xin Huyền Tông tha chết cho em gái, nhưng Huyền Tông từ chối.

Ngày Đinh Hợi tháng 6 (tức ngày 13 tháng 7) năm 716, Thái Thượng hoàng băng hà ở Bách Phúc điện, hưởng dương 54 tuổi. Huyền Tông sai con gái mình là Vạn An công chúa làm nữ quan, cầu phúc cho vong linh của Thái Thượng hoàng[27].

Ngày Canh Ngọ tháng 7 cùng năm, Thái Thượng hoàng được an táng ở Càn lăng, truy miếu hiệuDuệ Tông (睿宗), thụy hiệuĐại Thánh Chân hoàng đế (大圣真皇帝), về sau lại đầy đủ thành Huyền Chân Đại Thánh Đại Hưng Hiếu hoàng đế (玄真大圣大兴孝皇帝).